Print Friendly Version of this page In trang nầy Get a PDF version of this webpage Xuất PDF trang nầy
Friday, September 9, 2016

[Trà Sữa Tâm Hồn] Vùng đất vô vọng

[Trà Sữa Tâm Hồn] Vùng đất vô vọng






$pageIn

Paul Rokich là một người giàu có, nhưng đó không phải là điều khiến nhiều người ngưỡng mộ ông.

Ngày nhỏ, Paul sống gần một nhà máy nấu đồng đỏ, và chất sulfur dioxide chảy ra trong quá trình lọc đã biến cả một khu rừng đẹp đẽ gần đó thành vùng đất bỏ đi.

Có lần, Paul cùng một cậu bạn từ thành phố tới thăm chạy ra khu đất hoang chơi. Ở đó chẳng có gì, không có động vật, không cây, không cỏ, không có cả một bụi cây dại… Không có gì ngoài một khoảng mênh mông cằn cỗi, thậm chí còn có mùi rất kinh khủng. Cậu bạn nhăn mũi: “Quê mày thật… gớm quá!”. Paul xô ngã cậu bạn, nhưng chính cậu lại thấy đau, và nỗi đau đó thay đổi tận sâu trong con người cậu. Cậu bé tự hứa với mình: một ngày nào đó, sẽ đem lại sự sống cho vùng đất này.

Lớn thêm một chút, Paul tới nhà máy, hỏi họ có định trồng lại cây cho vùng đất không. Lắc đầu. Cậu lại hỏi liệu họ có đồng ý cho cậu thử trồng cây không. Họ bảo một thằng nhóc như Paul biết gì mà đòi trồng cây. Thế là cậu bé Paul quyết định thi vào ngành Thực vật học.

Ở trường Đại học, thầy giáo nói với Paul rằng khu đất hoang đó đã vô vọng rồi: “Cho dù em trồng được cây, cho dùng chúng mọc được, thì gió ở đó cũng chỉ thổi được hạt giống đi được hơn 10m mỗi năm. Mà chẳng có chim hay sóc để giúp em trải hạt cây lan rộng. Và hạt từ những cây đó cũng cần 30 năm nữa mới sinh ra những cái hạt của riêng mình. Tức là, sẽ phải mất khoảng 20.000 năm để “tái sinh” cho vùng đất rộng 15km2 đó. Em sẽ phung phí cả cuộc đời em nếu em muốn thử. Bởi vì đơn giản là việc đó không thể thực hiện được”. Paul im lặng.

Sau khi tốt nghiệp, Paul quản lý một nhà máy công nghiệp nặng, nhưng tiếp tục nghiên cứu về thực vật. Và một đêm, Paul thức dậy để làm những gì mình có thể, với những gì mình đang có. Anh đi ra bãi đất hoang với một túi đầy những hạt giống nhỏ và bắt đầu gieo hạt. Suốt 7 tiếng đồng hồ.

Đúng một tuần sau, Paul lại lặp lại y như thế. Và tuần sau nữa. Tuần nào Paul cũng gieo hạt trồng cây.

Nhưng hầu hết những hạt cây đều chết.

Suốt 15 năm, Paul vẫn kiên nhẫn. Và anh thử đủ cách. Rất nhiều lần, anh ngồi thụp xuống và khóc khi nhìn cả một vùng đầy hạt cây đã chết. Nhưng rồi anh lại đứng dậy và gieo trồng. Có một buổi tối, Paul phát hiện ra rằng một đội làm đường đã tới và lấy đi rất nhiều đất để bồi đắp đường – nghĩa là tất cả những hạt giống mà anh gieo cũng biến mất.

Nhưng Paul vẫn gieo hạt, vẫn xới đất, vẫn phun nước cho vùng đất hoang khô cằn, với hy vọng hạt có đủ điều kiện thuận lợi để nảy mầm. Paul chống lại ý kiến của nhà máy nấu đồng, chống lại thời tiết khắc nghiệt, chống lại cả những suy nghĩ thông thường của con người. Anh cứ gieo hạt trồng cây.

Và dần dần, dù rất chậm, mọi thứ bắt đầu “bén rễ”. Một ít cỏ và bụi cây mọc lên. Vài con thỏ đã xuất hiện. Rồi cả nhím.

Nhà máy nấu đồng, do sức ép của các tổ chức môi trường, cuối cùng phải thuê Paul làm chính việc mà anh đang làm, lại còn cử ra một nhóm làm việc cùng anh. Quá trình phủ xanh trở nên nhanh hơn.

Và bây giờ, có 14.000km2 xanh màu cây cỏ, với rất nhiều chim chóc, thậm chí cả hươu nai ở nơi mà người ta từng nói là vô vọng.

 

Adam Khan

Thục Hân (dịch)

$pageOut

Bài Viết Liên Quan:

0 nhận xét :

Post a Comment

Cảm Ơn Bạn Đã Đóng Góp Ý Kiến


Lên Trên