Print Friendly Version of this page In trang nầy Get a PDF version of this webpage Xuất PDF trang nầy
Thursday, September 29, 2016

[Truyện Ngắn] Lời dặn Chia Tay

[Truyện Ngắn] Lời dặn Chia Tay






$pageIn

Để thuận tiện cho công việc của bố, cả gia đình tôi rời Hà Nội, chuyển vào thành phố. Năm đó tôi học lớp chín còn Giang em trai tôi mới vào lớp một. Đúng như tôi e sợ, việc hoà nhập môi trường mới không dễ dàng chút nào. Các bạn ở lớp tò mò ra mặt trước kiểu tóc, lối ăn mặc, cách nói chuyện của tôi. Mọi người đối xử tốt với tôi đấy, nhưng tôi luôn thấy mình là người ngoài cuộc. Thằng em trai cũng không khá hơn. Nó không nghe kịp và không hiểu được ngôn ngữ của đám bạn. Suốt mấy tháng liền, nó cứ hỏi tôi khi nào quay trở lại nhà cũ. Đã có lúc, tôi nghĩ, hay là xin bố mẹ cho về Hà Nội, ở với ông bà cũng được. Mất tự tin, sức học của tôi ảnh hưởng thấy rõ. Đúng khi tôi cảm thấy chán nản nhất, thì Vũ xuất hiện.

Vũ học cùng khối lớp với tôi. Khi xếp hàng dưới sân, cậu ấy đứng ngay kế bên. Thế nhưng tôi chưa bao giờ chú ý đến cậu bạn da ngăm nâu, thấp hơn tôi một chút. Hôm ấy tan trường, xe đạp của tôi bị xịt lốp. Tôi rối kinh khủng. Nếu tôi không kịp qua trường tiểu học đón, thằng em tôi sẽ ra sao? Thay vì nhìn bánh xe bị xẹp, Vũ nhìn gương mặt căng thẳng của tôi, hiểu ngay vấn đề. Đưa cho tôi thẻ xe, cậu ấy quyết định luôn: “Hà cứ lấy xe đạp của tui đi cho kịp. Tui mang xe Hà ra tiệm vá. Mai gặp, đổi lại!”. Tôi từ chối. Vũ cau mày: “Đừng có khách sáo. Tui nói thiệt tình mà!”.

Trên đường về, em trai tôi rất thích thú chiếc xe có tay cầm ngang. Nó hỏi mãi về người bạn tốt bụng. Tôi chẳng biết gì ngoài cái tên của cậu ấy. Em tôi bỗng hỏi cắc cớ: “Anh ấy nói, chị có hiểu hết không?”. Tôi bật cười: “Hiểu chứ!”. Nó bỗng thở phào nhẹ nhõm: “Vậy thì em cũng sẽ hiểu luôn!”.

Không cần đến ngày mai, ngay chiều hôm ấy, Vũ mang chiếc xe đạp đã sửa qua nhà. Không những vá giúp bánh sau, cậu ấy còn thay cái phanh mòn, căng lại sợi dây xích đã lỏng. Trong khi tôi bối rối chưa biết nói sao, từ trên lầu xuống, em trai tôi hét lên thật to thay lời chào: “Anh Vũ đến rồi này!”. Cậu ấy ngạc nhiên: “Em của Hà cũng biết tui hả?”. Mặt tôi nóng ran, ngượng không để đâu cho hết. Thế nhưng thằng Giang đã níu khuỷu tay người mới đến, hỏi han cách sửa xe.

Rót nước cho cậu ấy, lúc quay ra, tôi thấy em trai mình ngoài vỉa hè cùng Vũ. Cậu ấy đang tập cho thằng bé cách giữ thăng bằng trên xe. Sau một tuần, em trai tôi biết chạy xe đạp. Tất nhiên, nó chỉ thích chiếc xe tay cầm ngang của cậu ấy mà thôi.

Trong một đám đông, Vũ không có gì khiến xung quanh phải chú ý. Sức học cậu ấy cũng chỉ trên mức trung bình một tẹo. Tuy nhiên, cậu ấy biết cách để một thằng bé bị cô lập chơi chung với mọi người, giải thích cho nó các từ khó hiểu, bày cho nó vài luật chơi lạ. Chẳng mấy chốc, em trai tôi nói chuyện, dùng từ ngữ giống hệt Vũ luôn. Để giúp người đang học sa sút lấy lại phong độ, cậu ấy dẫn tôi đến lớp dạy thêm toán, học theo nhóm, do một thầy rất giỏi hướng dẫn. Vũ còn rủ tôi đến trung tâm Anh ngữ gần nhà. Tôi được luyện nghe nói theo giọng Mỹ, khác rất nhiều so với giọng Anh tôi học trước đây.

Hết lớp chín, Vũ bảo với tôi: “Hà chọn trường đi, rồi tui sẽ nộp đơn theo. Tụi mình học chung cho vui!”. Không chỉ chung trường, cậu ấy và tui còn được xếp chung lớp. Vũ vui ghê lắm. Nhưng em trai tôi mới là người vui nhất. Nó nhảy tưng tưng, hỏi suốt: “Anh Dzũ sẽ qua nhà chơi điện tử với em hoài luôn hén? Chỉ em ráp xe đạp luôn hén?”. Cậu ấy cười toe, gật.

Năm học lớp mười một, Vũ bỗng cao lên rất nhanh, vượt tôi hơn nửa cái đầu. Cậu ấy tham gia đội bóng của trường, còn tôi được chọn vào đội tuyển tiếng Anh. Mải học, tham gia các cuộc thi, tôi ăn uống thất thường, bị đau dạ dày. Tôi yếu sức hẳn. Vũ đi theo nhắc chừng suốt. Có lần đội bóng thắng giải, được thưởng, cậu ấy chở tôi đi ăn phở Bắc gần trường. Có khi cậu ấy bảo tôi nghỉ ngơi nếu quá mệt. Nhưng tôi không bỏ buổi học bồi dưỡng nào.

Trong đội học sinh giỏi, có Toàn. Cậu ấy cực kỳ nổi bật. Và trên hết, Toàn cũng dành cho tôi chú ý đặc biệt. Nhưng, cậu ấy vẫn e dè. Tôi chợt hiểu, trong mắt mọi người, tôi là một cô gái đã có bạn trai.

Tôi bắt đầu giữ khoảng cách với Vũ. Tôi đi học một mình, chỉ nói chuyện với cậu ấy khi có việc cần thiết. Hôm ấy Vũ đi tập bóng, chạy qua lớp đưa tôi mẩu bánh mì. Tôi cầm, nói khẽ: “Lần sau, Vũ đừng làm vậy nữa nha!”. Cậu ấy nhìn tôi, rồi nhìn Toàn đứng cạnh bên tôi, nhè nhẹ gật đầu.

Những gắn kết trước kia của tôi và Vũ dần nhạt mờ. Chỉ có các buổi chiều, đi học bồi dưỡng về sớm, tôi bắt gặp xe đạp của cậu ấy trong sân vườn nhà. Em trai tôi chơi games trên máy tính với Vũ. Hai anh em hò reo, la hét, hệt như những ngày xưa vẫn còn nguyên. Tôi bước ra cổng, đi loanh quanh thêm một lúc, chờ cậu ấy về.

Chúng tôi đều vào đại học. Vũ được họ hàng bảo lãnh qua Úc, học điện toán. Cậu ấy gọi điện qua, thằng Giang nghe máy. Nó buồn thiu, chuyển máy cho tôi: “Anh Vũ nói chuyện với chị nè!”. Cậu ấy đề nghị nhẹ nhàng: “Hà ra sân bay tiễn tui, được không? Dẫn Giang theo luôn nhé. Tụi mình lớn rồi, sao cũng được. Nhưng đừng để thằng bé buồn vì biết tụi mình không thân nhau nữa”.

có hiểu hết không?”. Tôi vội gật: “Chị hiểu!”. Rồi quay đi, và khóc.

 

Ngọc Hà

$pageOut

Bài Viết Liên Quan:

0 nhận xét :

Post a Comment

Cảm Ơn Bạn Đã Đóng Góp Ý Kiến


Lên Trên